Sở Thượng là một làng thuộc xã Yên Sở, hiện tại là phường Yên Sở, quận Hoàng Mai - Hà Nội nổi tiếng với nghề nuôi cá. Ngày nay, phường Yên Sở được biết đến bởi có chợ đầu mối buôn bán cá lớn nhất Miền Bắc. Từ sáng đến đêm muộn chợ luôn hoạt động nhộn nhịp với hàng trăm xe chở cá các loại từ khắp các nơi chuyển tới để tiêu thụ.
Yên Sở vốn là vùng trũng có diện tích mặt nước rất lớn. Cách đây vài chục năm, ở đất này nhà nào cũng có ao cá. Ngày ngày, cánh đàn ông ở nhà chăm cá, đàn bà gánh cá bán rong khắp chợ nội thành. Ông Cao Văn Thìn - Chủ nhiệm HTX DV Thủy sản thương mại tổng hợp Yên Sở cho biết: Thời đó, người bán cá ở nội thành Hà Nội có đến 90% đến từ Yên Sở. Theo các cụ cao tuổi, làng Sở Thượng ngày xưa không có các trung tâm nghiên cứu giống thủy sản như bây giờ nhưng người Yên Sở đã biết đến kỹ thuật nhân đàn cá giống. Thường thì vào mùa mưa, khoảng mùng năm tháng Năm đến hết tháng Sáu (âm lịch), cá ngược lên thượng nguồn để đẻ. Người Yên Sở lại ra sông Hồng, giăng lưới nhỏ hớt trứng về ương, sau khi cá nở thành con mới thả ra ao hoặc đem bán giống cho người nuôi trong vùng.
Trong tiến trình đô thị hóa, diện tích nuôi thả cá của Yên Sở đã giảm nhiều, giờ cả phường chỉ còn vài chục hécta rải rác ở các khu đồng: Cửa Đình, Đồng Riêng, Luồng Trũng, Đồng Tù… Không còn nhiều mặt nước thả cá, người dân Yên Sở lại quay nghề cai thầu cá. Người làng đi khắp vùng: Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Hoàng Liệt (Thanh Trì); Đông Anh, Phú Xuyên, Ứng Hòa hay xa hơn là Vĩnh Phúc, Bắc Giang… thầu cá. Song hành cùng nghề nuôi cá, buôn bán cá, chợ cá Yên Sở đã ra đời. Nay cả phường Yên Sở có 350 hộ dân làm kinh doanh, dịch vụ tại chợ cá.
Yên Sở vào buổi chợ chiều, thời gian này chưa phải là cao điểm song ngay từ đầu cổng vào chợ, không khí bán - mua tấp nập. Ô tô tải vừa "đánh" hàng vào chợ, ngay lập tức những thanh niên khỏe mạnh thoăn thoắt bốc dỡ, cân đong rồi chuyển về hàng chục chiếc bể đựng lớn nằm dọc lối đi. Biển số xe của Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình... Chợ cá cũng có khá nhiều người từ các huyện ngoại thành của Hà Nội đến mua bán. Trong đó, gần như cả làng Đan Nhiễm, xã Khánh Hà (Thường Tín) đến đây lấy cá rồi tỏa đi khắp chợ nội thành để bán lẻ. Anh Lê Văn Chanh - một thương lái làng Đan Nhiễm cho biết, ngày nào cũng vậy, từ khi trời chưa sáng rõ mặt người, tôi đã có mặt ở chợ để cân hàng mang đi bán lẻ. "Cái hay của chợ này là rất nhiều loại cá nước ngọt, chợ họp 24/24 giờ, cả năm chỉ nghỉ duy nhất ngày mồng Một Tết" - anh Chanh cho biết.
Cổng chợ cá yên sở
Chợ cá Yên Sở hình thành tự phát từ những năm 1980, nằm ngay ở ngã ba Yên Sở. Người dân khắp các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đến các huyện ngoại thành Hà Nội đều mang cá về đây bán. Chợ họp đông đúc, thường xuyên gây ách tắc giao thông. Năm 2002, chính quyền đã cho chuyển về chợ mới bây giờ. Chợ được chia thành 4 dãy với khoảng 90 chủ kinh doanh lớn. Khoảng 200-300 hộ kinh doanh nhỏ chuyên lấy buôn hàng đổ về các chợ đầu mối và chợ cóc, lượng cá tiêu thụ khoảng 150 tấn mỗi ngày. Thông thường, cá mè, trôi, chép… được chuyển đến các tỉnh miền núi; cá cao cấp hơn được chuyển vào nội thành và các nhà hàng, khách sạn.
Chị Cao Thị Huệ, một tiểu thương kinh doanh trong chợ cho biết, mỗi ngày có tới 70-80 ô tô chuyển cá về chợ nhưng hầu như không có chuyện tranh mua, tranh bán. "Phải có chữ tín với nhau thì mới làm ăn lâu dài được" - chị Huệ cho biết.
Hình ảnh người dân chợ cá Yên sở
Tuy chợ cá đông đúc, tấp nập suốt ngày đêm nhưng hạ tầng của chợ rất xập xệ: Diện tích rất chật chội chỉ với 7.000m2, các kiốt tạm bợ, hệ thống thoát nước thải có nhưng chưa hoàn thiện nên các hộ kinh doanh tự do đổ nước ra đường đi làm không khí trong chợ lúc nào cùng ngột ngạt, tanh nồng…
Người dân Yên Sở quê tôi rất mong sớm được Nhà nước đầu tư chợ cá để việc kinh doanh, buôn bán của hàng ngàn hộ dân Yên Sở nói chung và người "buôn thúng, bán bưng" đến từ khắp nơi được "thuận buồm xuôi gió".
Yên Sở vốn là vùng trũng có diện tích mặt nước rất lớn. Cách đây vài chục năm, ở đất này nhà nào cũng có ao cá. Ngày ngày, cánh đàn ông ở nhà chăm cá, đàn bà gánh cá bán rong khắp chợ nội thành. Ông Cao Văn Thìn - Chủ nhiệm HTX DV Thủy sản thương mại tổng hợp Yên Sở cho biết: Thời đó, người bán cá ở nội thành Hà Nội có đến 90% đến từ Yên Sở. Theo các cụ cao tuổi, làng Sở Thượng ngày xưa không có các trung tâm nghiên cứu giống thủy sản như bây giờ nhưng người Yên Sở đã biết đến kỹ thuật nhân đàn cá giống. Thường thì vào mùa mưa, khoảng mùng năm tháng Năm đến hết tháng Sáu (âm lịch), cá ngược lên thượng nguồn để đẻ. Người Yên Sở lại ra sông Hồng, giăng lưới nhỏ hớt trứng về ương, sau khi cá nở thành con mới thả ra ao hoặc đem bán giống cho người nuôi trong vùng.
Trong tiến trình đô thị hóa, diện tích nuôi thả cá của Yên Sở đã giảm nhiều, giờ cả phường chỉ còn vài chục hécta rải rác ở các khu đồng: Cửa Đình, Đồng Riêng, Luồng Trũng, Đồng Tù… Không còn nhiều mặt nước thả cá, người dân Yên Sở lại quay nghề cai thầu cá. Người làng đi khắp vùng: Tứ Hiệp, Đông Mỹ, Hoàng Liệt (Thanh Trì); Đông Anh, Phú Xuyên, Ứng Hòa hay xa hơn là Vĩnh Phúc, Bắc Giang… thầu cá. Song hành cùng nghề nuôi cá, buôn bán cá, chợ cá Yên Sở đã ra đời. Nay cả phường Yên Sở có 350 hộ dân làm kinh doanh, dịch vụ tại chợ cá.
Xe ô tô cá ở khắp các nơi đổ về chợ cá
Cổng chợ cá yên sở
Chợ cá Yên Sở hình thành tự phát từ những năm 1980, nằm ngay ở ngã ba Yên Sở. Người dân khắp các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đến các huyện ngoại thành Hà Nội đều mang cá về đây bán. Chợ họp đông đúc, thường xuyên gây ách tắc giao thông. Năm 2002, chính quyền đã cho chuyển về chợ mới bây giờ. Chợ được chia thành 4 dãy với khoảng 90 chủ kinh doanh lớn. Khoảng 200-300 hộ kinh doanh nhỏ chuyên lấy buôn hàng đổ về các chợ đầu mối và chợ cóc, lượng cá tiêu thụ khoảng 150 tấn mỗi ngày. Thông thường, cá mè, trôi, chép… được chuyển đến các tỉnh miền núi; cá cao cấp hơn được chuyển vào nội thành và các nhà hàng, khách sạn.
Chị Cao Thị Huệ, một tiểu thương kinh doanh trong chợ cho biết, mỗi ngày có tới 70-80 ô tô chuyển cá về chợ nhưng hầu như không có chuyện tranh mua, tranh bán. "Phải có chữ tín với nhau thì mới làm ăn lâu dài được" - chị Huệ cho biết.
Hình ảnh người dân chợ cá Yên sở
Tuy chợ cá đông đúc, tấp nập suốt ngày đêm nhưng hạ tầng của chợ rất xập xệ: Diện tích rất chật chội chỉ với 7.000m2, các kiốt tạm bợ, hệ thống thoát nước thải có nhưng chưa hoàn thiện nên các hộ kinh doanh tự do đổ nước ra đường đi làm không khí trong chợ lúc nào cùng ngột ngạt, tanh nồng…
Người dân Yên Sở quê tôi rất mong sớm được Nhà nước đầu tư chợ cá để việc kinh doanh, buôn bán của hàng ngàn hộ dân Yên Sở nói chung và người "buôn thúng, bán bưng" đến từ khắp nơi được "thuận buồm xuôi gió".